Chiến lược ĐBCL ĐHQG-HCM được thực hiện theo lộ trình xuất phát từ việc xây dựng một hệ thống ĐBCL bên trong vững chắc, trong đó ưu tiên đổi mới công nghệ đào tạo, kiện toàn hệ thống ĐBCL và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ; sau đó triển khai kiểm định theo các bộ tiêu chuẩn khu vực và quốc tế trước khi tham gia xếp hạng vào thời điểm thích hợp. Tất cả mọi hoạt động đều được triển khai trên tinh thần CẢI TIẾN LIÊN TỤC, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu.
Song song với việc triển khai liên tục và thường xuyên công tác ĐBCL bên trong, hoạt động kiểm định chất lượng tại ĐHQG-HCM cũng rất được quan tâm. Hoạt động này được thực hiện với nhiều mục tiêu, trong đó có giám sát chất lượng, đảm bảo trách nhiệm giải trình với xã hội, tạo niềm tin với các đối tác và đạt được sự công nhận quốc tế về chất lượng. Trong kiểm định chất lượng, ĐHQG-HCM ưu tiên kiểm định cấp chương trình đào tạo, tiếp đó triển khai kiểm định cấp cơ sở giáo dục theo bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ tiêu chuẩn trong khu vực và quốc tế. Các kết quả kiểm định được ĐHQG-HCM sử dụng để xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động cải thiện. Đến hết năm 21016, ĐHQG-HCM có 45 chương trình được đánh giá ngoài nội bộ và 30 chương trình được đánh giá ngoài chính thức theo Bộ tiêu chuẩn AUN-QA (đạt chuẩn); 02 chương trình được kiểm định theo ABET, và một số chương trình khác được kiểm định theo chuẩn CTI- ENAEE, ACBSP, FIBBA. Đối với cấp cơ sở giáo dục, ĐHQG-HCM đã có 05 trường được kiểm định theo Bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 01 trường kiểm định theo bộ tiêu chuẩn AUN-QA (2017).
Với việc triển khai hiệu quả các hoạt động ĐBCL bên trong và kiểm định chất lượng (trên tinh thần cải tiến liên tục) sẽ là tiền đề vững chắc để ĐHQG-HCM tiến đến việc tham gia xếp hạng.
Mô hình Đảm bảo chất lượng ĐHQG-HCM