Slogan_Đại Học Quốc Gia_vn

Tìm kiếm:

Bảng xếp hạng THE IMPACT và kinh nghiệm triển khai của các trường đại học trên thế giới

16/08/2022 (Lượt truy cập: 186899)

 

BẢNG XẾP HẠNG THE IMPACT VÀ KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI

Nguyễn Thị Mỹ Ngọc, Nguyễn Thị Thanh Nhật, Trịnh Thị Hiền, Châu Thị Diệu Hiền

  Tổ chức xếp hạng đại học quốc tế Times Higher Education (THE) triển khai Bảng xếp hạng THE Impact Rankings vào năm 2019. Đây là bảng xếp hạng khá mới, tiên phong áp dụng 17 mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals: SDGs) của Liên Hợp Quốc làm tiêu chí xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) trên toàn cầu. Hiện nay, bảng xếp hạng này đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các trường đại học vì có tính nhân văn cao và được xem là một công cụ hữu ích giúp các trường đại học tiến đến quá trình phát triển bền vững.

Giới thiệu

Bảng xếp hạng THE Impact Rankings (THE Impact) hướng tới đo lường sự thành công của tổ chức GDĐH trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals: SDGs) theo chuẩn của Tổ chức Liên Hợp Quốc (United Nations). Các trường đại học tham gia bảng xếp hạng cần gửi dữ liệu tương ứng với càng nhiều tiêu chuẩn hay SDG càng tốt. Các SDG được sử dụng trong bảng xếp hạng THE Impact bao gồm[1]:

-     SDG 1 – No poverty (Xóa nghèo).

-     SDG 2 – Zero hunger (Xoá bỏ nạn đói).

-     SDG 3 – Good health and well-being (Sức khoẻ thể chất và tinh thần tốt).

-     SDG 4 – Quality education (Giáo dục có chất lượng).

-     SDG 5 – Gender equality (Cân bằng giới).

-     SDG 6 – Clean water and sanitation (Nước sạch và vệ sinh).

-     SDG 7 – Affordable and clean energy (Giá cả phải chăng và năng lượng sạch).

-     SDG 8 – Decent work and economic growth (Việc làm bền vững và tăng trưởng kinh tế).

-     SDG 9 – Industry, innovation and infrastructure (Công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng).

-     SDG 10 – Reduced inequalities (Giảm bất bình đẳng).

-     SDG 11 – Sustainable cities and communities (Các thành phố và cộng đồng bền vững).

-     SDG 12 – Responsible consumption and production (Tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm).

-     SDG 13 – Climate action (Hành động chống biến đổi khí hậu).

-     SDG 14 – Life below water (Sự sống dưới nước).

-     SDG 15 – Life on land (Sự sống trên đất liền/ trên cạn).

-     SDG 16 – Peace, justice and strong institutions (Hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ).

-     SDG 17 – Partnerships for the goals (Quan hệ đối tác vì mục tiêu phát triển bền vững).

Phương thức tính điểm xếp hạng THE Impact

Để tham gia xếp hạng, các cơ sở GDĐH cần nộp dữ liệu chi tiết và minh chứng theo yêu cầu của THE, dựa trên 17 tiêu chuẩn hay SDG như đã nêu ở trên, trong đó tiêu chuẩn 17 “Quan hệ đối tác vì mục tiêu phát triển bền vững” là tiêu chuẩn bắt buộc cần nộp dữ liệu. Sau khi cơ sở GDĐH nộp dữ liệu và minh chứng đây đủ, tổ chức THE sẽ tiến hành tính điểm của tất cả các tiêu chuẩn đã nộp. Cuối cùng, dựa trên kết quả của tất cả các tiêu chuẩn, THE sẽ chọn ba tiêu chuẩn có điểm số cao nhất, cùng với tiêu chuẩn 17 để tính điểm tổng của đơn vị. Cụ thể, SDG 17 chiếm 22% tổng điểm, 3 SDG còn lại mỗi SDG chiếm tỷ trọng 26%. Điều này cũng có nghĩa là các cơ sở GDĐH khác nhau được chấm điểm dựa trên các SDG khác nhau, tùy thuộc vào số liệu SDG của đơn vị và để được xếp hạng, các cơ sở GDĐH cần gửi dữ liệu cho THE.

Cách tính điểm tổng và điểm chi tiết được thực hiện theo công thức như sau:

    

  Hình 1. Công thức tính tổng số điểm của cơ sở GDĐH theo THE Impact

 

 

Hình 2. Công thức tính điểm chi tiết của từng SDG theo THE Impact

 

Điều kiện, phương pháp luận và quy trình tham gia Bảng xếp hạng

Điều kiện tham gia THE Impact

Bảng xếp hạng THE Impact Rankings được đưa vào sử dụng từ tháng 4 năm 2019, trong đó bất kỳ cơ sở GDĐH nào có thực hiện giảng dạy ở cấp độ đại học hoặc sau đại học đều có thể tham gia gửi dữ liệu để được xếp hạng. Thông tin đăng ký tham gia bao gồm:

   -  Có đào tạo trình độ đại học.

   -  Đã được kiểm định chất lượng cấp cơ sở giáo dục bởi 01 tổ chức kiểm định chất lượng được công nhận (trong hoặc ngoài nước).

Bảng 1: Điều kiện tham gia Bảng xếp hạng

Tên Bảng Xếp hạng

Loại

Điều kiện để gửi dữ liệu

Tiêu chí xếp hạng

Tham gia

Liên hệ

Impact Rankings

Impact

Có đào tạo đại học và sau đại học

Nộp dữ liệu và giải thích dữ liệu

Nộp dữ liệu (yêu cầu)

impact@timeshighereducation.com[2]

Ngoài ra, các cơ sở GDĐH được tham gia xếp hạng miễn phí bằng cách gửi dữ liệu theo yêu cầu vào tháng 9 hàng năm và nhận được báo cáo thông tin thực hiện từ THE theo phương thức trực tuyến.

Phương pháp luận

THE Impact đánh giá và xếp hạng mức độ tác động xã hội của các cơ sở GDĐH trên thế giới dựa trên kết quả đạt được đối với 17 SDG thông qua 04 mặt: Nghiên cứu khoa học (Research), Kết nối với bên ngoài (Outreach), Phục vụ cộng đồng (Stewardship) và Hoạt động giảng dạy (Teaching) (THE, 2021).

Để tham gia xếp hạng chung (overall ranking), cơ sở GDĐH cần cung cấp dữ liệu thực hiện Mục tiêu 17 và của tối thiểu 03 mục tiêu khác. Bên cạnh bảng xếp hạng chung, THE (2021) còn cung cấp xếp hạng của các cơ sở GDĐH ở từng SDG (theo công thức tính đã đề cập ở trên. Cách tính này thể hiện sự tôn trọng tính khác biệt của các cơ sở GDĐH về thế mạnh trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng (THE, 2021).

Cách chấm điểm đối với mỗi SDG dựa vào hai phép đo:

   -   Phép đo nghiên cứu khoa học (Research metrics): đánh giá kết quả công bố khoa học của cơ sở GDĐH liên quan đến mục tiêu, dựa vào dữ liệu được cung cấp bởi Elsevier trong 05 năm gần nhất (trọng số 27%). THE không đưa ra yêu cầu tối thiểu về hoạt động và sản phẩm nghiên cứu khoa học để tham gia xếp hạng này.

   -   Phép đo minh chứng (Evidence metrics): đánh giá tính tin cậy và phù hợp của các thông tin được cung cấp đối với các chỉ thị (indicators) của mỗi mục tiêu (trọng số 73%). THE đánh giá cao các thông tin đã được cơ sở GDĐH công khai trên trang web của mình và các tài liệu mà cơ sở GDĐH đã công bố rộng rãi như sách, tạp chí, báo cáo khoa học, …

Quy trình tham gia THE Impact

Do THE Impact thực hiện xếp hạng cơ sở GDĐH dựa trên kết quả triển khai một số SDG phù hợp với cơ sở GDĐH, nên trước hết mỗi đơn vị cần tìm hiểu kỹ 17 SDG để từ đó chọn ra một số SDG phù hợp nhất với mình, trong đó đặc biệt quan tâm đến các mục tiêu phù hợp với sứ mạng, tầm nhìn, các đặc trưng của ngành nghề đào tạo và thế mạnh trong hoạt động nghiên cứu khoa học, từ đó lập kế hoạch triển khai.

Năm bước tiếp cận và triển khai sau đây (không tính Bước chuẩn bị được đề nghị nhằm mục đích hoàn thiện công tác tổ chức ban đầu) được đề xuất bởi Mạng lưới Giải pháp Phát triển bền vững Châu Úc/Châu Á Thái Bình Dương (Sustainable Development Solutions Network – Australia/Pacific) dành cho các cơ sở GDĐH (SDSN, n.d.).

Theo khuyến nghị của tổ chức này, cơ sở GDĐH nên bắt đầu gửi hồ sơ tham gia THE Impact Rankings ngay sau khi triển khai xong Bước 1.

Bước chuẩn bị:

   -  Thành lập một nhóm chuyên trách (Tổ/Ban) chịu trách nhiệm chính về tìm hiểu, lập kế hoạch và tổ chức triển khai theo 17 SDG và hoạt động Xếp hạng liên quan của THE.

   -  Nhóm chuyên trách nên được lãnh đạo bởi một thành viên của Ban Giám đốc/ Ban giám hiệu, với sự tham gia của tất cả các đơn vị liên quan.

   -  Trong lần tham gia đầu tiên, nên xây dựng một Đề án riêng cho hoạt động này để tạo thuận lợi cho việc tập hợp và đầu tư các nguồn lực.

Bước 1: Tìm hiểu và nhận diện các hoạt động của nhà trường theo 17 SDG

   - Truyền thông, tập huấn để tìm hiểu kỹ 17 SDG.

   -  Nhận diện các bên liên quan (trong và ngoài nhà trường) có thể cùng tham gia.

   -  Nhận diện các hoạt động đã và đang triển khai trên tất cả các lĩnh vực theo 17 SDG.

   -  Nhận diện các điểm mạnh và hạn chế, cơ hội và thách thức (phân tích SWOT) theo 17 SDG.

   -  Chọn ra khoảng 10 SDG cốt lõi phù hợp nhất với sứ mạng và năng lực của nhà trường, có thể chọn theo thứ tự ưu tiên.

Bước 2: Kết nối các nguồn lực tham gia triển khai 17 SDG

   -  Thảo luận cùng các bên liên quan về các SDG cốt lõi để chia sẻ thông tin, sự quan tâm từ mỗi bên.

   -  Xác định vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan.

   -  Xác định các nguồn lực các bên liên quan có thể đóng góp.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch và lộ trình hành động theo 17 SDG

   -  Xác định các chiến lược chung, các mục tiêu ưu tiên và kế hoạch triển khai theo từng giai đoạn đối với các SDG cốt lõi.

   -  Xác định các bên liên quan, các đơn vị và cá nhân chịu trách nhiệm triển khai.

   -  Xây dựng các chính sách hỗ trợ việc triển khai thực hiện.

Bước 4: Tích hợp, triển khai kế hoạch hành động theo 17 SDG

   -  Tích hợp kế hoạch hành động của các SDG cốt lõi vào kế hoạch hằng năm của nhà trường, đơn vị.

   -  Tích hợp nhiều SDG trong mỗi hoạt động của nhà trường, đơn vị.

   -  Thiết lập hệ thống điều phối, hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch.

Bước 5: Giám sát, đánh giá và truyền thông về kết quả triển khai theo 17 SDG

   - Thiết lập hệ thống giám sát việc thực hiện kế hoạch.

   - Định kỳ tổ chức đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

   - Định kỳ truyền thông kết quả thực hiện đến các bên liên quan.


Hình 3.
Quy trình tham gia THE Impact

 

Kinh nghiệm triển khai tại các trường đại học quốc tế

Kinh nghiệm của Trường Đại học Auckland, New Zealand

Năm 2021, ĐH Auckland đã giữ được vị trí top 10 của Bảng xếp hạng đại học quốc tế THE Impact. Đây là bảng xếp hạng đo lường mức độ hoạt động của các trường đại học trên toàn thế giới đối với các mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs) của Liên hợp quốc. Các mục tiêu phát triển bền vững này chính thức có hiệu lực từ năm 2016, trong đó tập trung vào các tiêu chuẩn như xóa đói giảm nghèo, chống bất bình đẳng, xây dựng xã hội hòa bình, công bằng và bền vững.

Ở vị trí Top 10 trên bảng xếp hạng THE Impact, ĐH Auckland đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ đối với sự pháp triển bền vững và tạo ra các tác động xã hội tích cực thông qua các mối quan hệ với đối tác trong và ngoài nước, thực hiện vai trò chủ đạo của một trường đại học là nghiên cứu, giảng dạy, phục vụ cộng đồng và chuyển giao kiến thức. Đặc biệt, trong bối cảnh bất ổn về sức khỏe và việc làm của đại dịch Covid-19, ĐH Aukland đã được ghi nhận có những đóng góp tích cực thể hiện việc đạt được thứ hạng cao đối với các tiêu chuẩn sức khỏe và hạnh phúc (hạng 8- SDG 3), hòa bình, công lý và xây dựng thể chế mạnh mẽ (hạng 6 - SDG 16) và tạo công việc tốt và tăng trưởng kinh tế (hạng 9 - SDG 8) cho New Zealand và cộng đồng quốc tế. Để tham gia xếp hạng THE Impact, ĐH Auckland đã nộp đầy đủ các chứng về 17 SDG vào năm 2021. Kết quả chi tiết theo 17 tiêu chuẩn của trường được trình bày tại bảng 2 dưới đây.

Bảng 2: Kết quả xếp hạng cụ thể của trường

Sustainable Development Goal

Our ranking

Overall ranking for impact

9th =

SDG 16: Peace, justice and strong institutions

6th

SDG 3: Good health and wellbeing

8th

SDG 8: Decent work and economic growth

9th

SDG 5: Gender equality

13th =

SDG 12: Responsible consumption and production

13th =

SDG 2: Zero hunger

20th

SDG 17: Partnerships for the goals

20th =

SDG 6: Clean water and sanitation

25th =

SDG 7: Affordable and clean energy

29th

SDG 14: Life below water

32nd

SDG 11: Sustainable cities and communities

32nd =

SDG 10: Reduced inequalities

35th

SDG 1: No poverty

43rd

SDG 15: Life on land

51st

SDG 9: Industry, innovation and infrastructure

60th =

SDG 4: Quality education

71st =

SDG 13: Climate action

101st-200th

Nguồn:https://www.timeshighereducation.com/rankings/impact/2021/overall#!/page/0/length/25/sort_by/rank/sort_order/asc/cols/undefined

ĐH Auckland cam kết theo đuổi tính bền vững thông qua nghiên cứu, giảng dạy và học tập, thực hành hoạt động, quan hệ đối tác và nâng cao năng lực. Theo báo cáo SDG năm 2021, nhà trường đã cung cấp minh chứng về hàng loạt các sáng kiến của đội ngũ giảng viên và nhân viên hướng đến việc theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững.

Ngoài ra, ĐH Auckland đã được chỉ định là mẫu hình tiêu biểu đối với tiêu chuẩn SDG 4, Giáo dục Chất lượng, bởi Tổ chức/nhóm Tác động Học thuật của Liên Hợp Quốc vào năm 2020. Đây là dự án liên kết các cơ sở GDĐH nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc cam kết đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện và công bằng cũng như cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người một cách bền vững. Việc nâng cao năng lực hay ý thức của sinh viên được triển khai qua nhiều hình thức, ví dụ như mở các chương trình/khóa học tại các khoa để đào tạo giáo viên, đội ngũ tư vấn viên và dịch vụ. Tất cả các chương trình đều có liên quan đến SDG 4. Bảng 2 và bảng 3 bên dưới cung cấp danh mục các môn học liên quan đến SDG4 của chương trình đại học và sau đại học ở các khoa khác.

 

Bảng 3. Danh mục các môn học liên quan đến SDG4 của các chương trình đào tạo

Course code and title

Subject

SUSTAIN 100/100G: Sustainability and Us

Environment / General Education

YOUTHWRK 152G: Understanding New Zealand Youth

General Education

ANTHRO 204: Ethnography of Island Polynesia

Anthropology

ANTHRO 356: Anthropology and Intellectual Property

Anthropology

BIOSCI 323: Plant Diversity

Biological Science

GEOG 302: Space, Place, Economy

Geography

GEOG 352: Landscape, Environment and Heritage

Geography

LANGTCHG 205: Developing Literacy in a Second Language

Language Teaching and Learning

LATINAM 202: Special Topic: Study Abroad (Brazil)

Latin American Studies

LAWPUBL 442: Researching Indigenous Rights Theory, Law and Practice

Law Public

LINGUIST 305: Child Language Acquisition

Linguistics

MĀORI 320: Mātauranga: Māori Knowledge

Māori 

MĀORI 396: Tikanga: Ancestral Ways

Māori 

PACIFIC 206: Special Topic: Pacific Youth: Contemporary Realities in the Pacific Region

Pacific Studies

PACIFIC 302: Pacific Language Structures

Pacific Studies

PHYSICS 160: Physics for the Life Sciences

Physics

SOCIOL 103: Social Policy, Social Justice

Sociology

SOCIOL 231: The Sociology of Youth Policy

Sociology

SOCIOL 316: Critical Theories of Schooling

Sociology

SOCIOL 745: Special Topic: The Sociology of Science and Technology

Sociology

THEOREL 205/305: Religion and Violence

Theological and Religious Studies

 

Bảng 4. Danh mục các môn học liên quan đến SDG4

chương trình sau đại học của các khoa khác

Course code and title

Subject

ANTHRO 708A: Cultural Resource Management in Archaeology

Anthropology

ENVENG 744: Environmental Engineering Processes Laboratory

Environmental Engineering

ENVENG 750: Advanced Sustainability Engineering

Environmental Engineering

ENVENG 752: Risk, LCA and Sustainability

Environmental Engineering

ENVENG 795: Research Project (Environmental)

Environmental Engineering

GLMI 702: International Management

Global Management and Innovation

LAWPUBL 745: Special Topic: Constitution and Custom in the South Pacific

Law Public

MĀORI 732: Rangatiratanga

Māori 

MARINE 701: Current Issues in Marine Science

Marine Science

PAEDS 719: Health, Education and Youth Development

Paediatrics

POLITICS 771: Democratisation and International Relations

Politics

PSYCH 722: Human Learning and Development

Psychology

SOCIOL 706: Special Topic: The Sociology of Disasters

Sociology

SOCIOL 740: Modern Times, Modern Crimes

Sociology

SOCIOL 745: Special Topic: The Sociology of Science and Technology

Sociology

SPANISH 745: Peripheric Cultures and Literatures

Spanish

SPCHSCI 722: Communication Difficulties in Children

Speech Science

 Trao đổi về chiến lược tham gia xếp hạng THE Impact, Giáo sư Dawn Freshwater Phó Hiệu trưởng có giải thích mục đích lâu dài của ĐH Auckland là tạo ra một hành tinh và nhân loại bền vững hơn. Trường đã thực hiện các biện pháp đối sánh, kết nối và chia sẻ trong cộng đồng học thuật, đặc biệt là tạo ra sự gắn kết, hợp tác một cách sâu sắc với các giảng viên và nhà khoa học để họ có thể hiểu được mục tiêu chung và luôn đồng hành, lan tỏa các giá trị phát triển bền vững của nhà trường. Bên cạnh đó, Trường có phát hành một số ấn phẩm cho các cựu sinh viên và đồng nghiệp, cả dưới dạng báo in và trực tuyến nhằm phổ biến các thông tin liên quan đến nhà trường và kết nối, phục vụ cộng đồng. Tạp chí Ingenio được xuất bản hai lần một năm và được gửi đến tất cả các cựu sinh viên theo danh sách email một cách chính danh. Nội dung của tạp chí thể hiện nhiều thông tin liên quan đến các vấn đề công bằng xã hội, tạo việc làm, các nghiên cứu mới trong bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Đây là hình thức để trường tạo ra sự tác động rộng lớn và nâng tầm ảnh hưởng của trường với các cựu sinh viên, vốn là những người lao động thành đạt trong xã hội.

Kinh nghiệm tham gia xếp hạng tại Trường Đại học Chulalongkorn, Thái Lan

ĐH Chulalongkorn được thành lập năm 1917 và là cơ sở GDĐH công lập lâu đời nhất ở Thái Lan. ĐH Chulalongkorn tham gia mạng lưới khuôn viên trường đại học bền vững quốc tế (International Sustainable Campus Network - ISCN) năm 2014 và đồng sáng lập mạng lưới các trường đại học bền vững (Sustainable University Network - SUN) ở Thái Lan với 15 trường đại học khác. Trên bảng xếp hạng THE Impact, ĐH Chulalongkorn là cơ sở GDĐH có thứ hạng cao hàng đầu Châu Á và thuộc nhóm các trường tốp đầu thế giới.

Quá trình và kết quả tham gia THE Impact Rankings

Năm 2019, ĐH Chulalongkorn bắt đầu gửi dữ liệu tham gia THE Impact, tập trung vào SDG 3,15,12 và 17 dựa trên thế mạnh về nghiên cứu, quản lý, các hoạt động kết nối cộng đồng. Dữ liệu cho SDG 3 – Good Health and Well-being do các Khoa ngành Y phụ trách. Dữ liệu cho SDG 12 - Responsible Production and Consumption được tích hợp kết quả từ nhiều khoa và các dự án như Zero Waste (Không rác thải), Green Meetings (Các phiên họp xanh) và Waste Management (Quản lý rác thải). Đối với SDG 15 – Life on Land, dữ liệu cung cấp tập trung vào các hoạt động kết nối, phục vụ cộng đồng, bao gồm chuyển giao kiến thức nông nghiệp, đặc biệt là về rừng và đất. Với SDG 17 – Partnership, Trường chứng minh hoạt động kết nối với cộng đồng quốc tế, các tổ chức dân sự và các hoạt động ủng hộ những mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (Wayne Nelles, Supawan Visetnoi and Carl Middleton et al., 2021).

Năm 2020, trường thu thập thêm dữ liệu cho SDG 4, 8, 9 và 14, đồng thời thúc đẩy triển khai dự án bền vững kết hợp giữa các đơn vị thành viên. Trường cũng xây dựng một website mới, cung cấp thông tin về các hoạt động và thành quả liên quan đến mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Thông tin được chia thành 4 nhóm chính: Chính sách và Vận hành; Nghiên cứu và Đổi mới; Dạy và Học; Kết nối và Phục vụ Cộng đồng.

Trên bảng xếp hạng THE Impact Rankings 2021, ĐH Chulalongkorn xếp hạng 1 Châu Á và hạng 23 thế giới, trở thành cơ sở GDĐH Thái Lan đạt thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng này từ trước đến nay. Thành tích của trường trên bảng xếp hạng năm 2021 cụ thể như sau:

-       SDG 8 (Decent Work and Economic Growth): Top 1 Đông Nam Á.

  • #98 Chulalongkorn University (68.8)
  • #96 Universitas Gadjah Mada (68.7)
  • #98 Prince of Songkla University (68.5)

-       SDG 9 (Industry, Innovation, and Infrastructure): Top 1 Đông Nam Á.

  • #60 Chulalongkorn University (92.1)
  • #66 Universiti Teknologi Malaysia (90.3)
  • #78 Universiti Putra Malaysia (87.9)

-       SDG12 (Responsible Consumption and Production): Top 3 Đông Nam Á.

  • #30 KMUTT (81.9)
  • #39 Institut Teknologi Sepuluh Nopember (80.7)
  • #51 Chulalongkorn University (78.7)

-       SDG 14 (Life below Water): Top 1 Đông Nam Á.

  • #8 Hasanuddin University (89.1)
  • #9 Chulalongkorn University (88.8)
  • #22 Universitas Gadjah Mada (81.1)

-       SDG 15 (Life on Land): Top 1 Đông Nam Á.

  • #10 Chulalongkorn University (88.1)
  • #42 Universitas Gadjah Mada (77.0)
  • #52 University of Brawijaya (73.2)

-       SDG 17 (Partnerships for the Goals): Top 1 Đông Nam Á.

  • #44 Chulalongkorn University (90.5)
  • #44 Universitas Gadjah Mada (90.5)
  • #47 KMUTT (89.7)                                                     

Các yếu tố góp phần giúp ĐH Chulalongkorn đạt thứ hạng cao trên bảng xếp hạng THE Impact

Lý giải cho thành công của ĐH Chulalongkorn, trên webstie của Trường[3], PGS.TS. Natcha Thawesaengskulthai, Phó Hiệu trưởng phụ trách kế hoạch chiến lược, đổi mới và quan hệ quốc tế (Vice President for Strategic Planning, Innovation and Global Engagement) đề cập đến 4 yếu tố: Chiến lược; nghiên cứu và đổi mới; hợp tác và quảng bá. Phần tiếp theo của bài viết tập trung phân tích các yếu tố này.

   - Chiến lược: thông qua các chuỗi hội thảo, dự án…, sự am hiểu về các tiêu chí, cách tính điểm của bảng xếp hạng… tăng lên. Ngoài ra, nhờ việc tham gia bảng xếp hạng, hiểu biết về các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc cũng tăng lên trong đội ngũ cán bộ giảng viên của Trường. ĐH Chulalongkorn có nhiều thuận lợi khi tham gia bảng xếp hạng vì mục tiêu của bảng xếp hạng phù hợp với sứ mạng của Trường: “Dẫn đầu trong việc tạo ra tri thức và đổi mới để thúc đẩy sự phát triển bền vững cho xã hội”. Sứ mạng này được triển khai thông qua 3 chiến lược cốt lõi: “Xây dựng các nhà lãnh đạo tương lai; thực hiện các nghiên cứu và đổi mới có tầm ảnh hưởng với xã hội; phát triển bền vững”.

   - Chất lượng nghiên cứu và đổi mới: các nghiên cứu và đổi mới do giảng viên và người học của Trường thực hiện có tầm ảnh hưởng lớn ở cấp độ quốc tế, tỉ lệ trích dẫn cao.

   - Hợp tác: hoạt động thu thập thông tin, dữ liệu và phân thích dữ liệu để tham gia bảng xếp hạng nhận được sự quan tâm và tham gia của tất cả các cấp, từ Hội đồng trường, lãnh đạo trường, đội ngũ quản lý cùng các đơn vị.

   - Quảng bá: Trường xây dựng website cung cấp thông tin về các hoạt động liên quan đến việc triển khai những mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Những thông tin nổi bật về các nghiên cứu và đổi mới của Nhà Trường được tổng hợp lại và quảng bá.

 Đề xuất và kiến nghị

Với lợi thế là đại học đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và có nhiều hệ đào tạo, được đặt tại một trong những khu kinh tế trọng điểm lớn nhất của cả nước, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) có rất nhiều thuận lợi hơn các đơn vị khác khi tham gia bảng xếp hạng THE Impact. Ngoài ra có thể thấy mục tiêu của bảng xếp hạng THE Impact Rankings (hướng tới mục tiêu phát triển bền vững - Sustainable Development Goals- theo chuẩn của Liên Hợp Quốc) rất tương thích với tầm nhìn, sứ mạng và các giá trị cốt lõi của ĐHQG-HCM là “tiên phong, dẫn dắt, sáng tạo, vì sự phát triển của con người”. Dựa trên thế mạnh và mức độ sẵn sàng của dữ liệu hiện nay, ĐHQG-HCM có thể tập trung thu thập để gửi dữ liệu trong giai đoạn đầu, dự kiến năm học 2023-2024 đối với các Tiêu chuẩn 17 (Quan hệ đối tác vì mục tiêu phát triển bền vững), Tiêu chuẩn 4 (Giáo dục có chất lượng), Tiêu chuẩn 8 (Việc làm bền vững và tăng trưởng kinh tế), Tiêu chuẩn 9 (Công nghiệp, Đổi mới và Cơ sở hạ tầng).

Để tham gia xếp hạng, ĐHQG-HCM cần xây dựng chiến lược và chú trọng chất lượng nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, tập trung vào các mục tiêu phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo, và tiếp tục nâng cao hình ảnh vị thế của ĐHQG-HCM trong và ngoài qua các kênh truyền thông đa dạng. Đây cũng là những bài học quý báu cần học từ các trường đại học đạt thứ hạng cao trên bảng xếp hạng THE Impact như đại học Aukland và Chulalongkorn. Cuối cùng, sự hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa các đơn vị trong hệ thống ĐHQG-HCM luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng, trong đó cần có sự cam kết và hỗ trợ mạnh mẽ từ cơ chế, nhân sự, tài chính, hạ tầng thông tin kỹ thuật…của lãnh đạo các cấp ĐHQG-HCM và các đơn vị thành viên.

 Tài liệu tham khảo

1.THE Impact Ranking 2022: https://www.timeshighereducation.com/impactrankings#!/page/0/length/25/sort_by/rank/sort_order/asc/cols/undefined.

2. Thailand as a University for Sustainability No.1 in ASIA, No. 23rd in the World;

http://cuse2.eng.chula.ac.th/chulalongkorn-university-is-awarded-no-1-in-asia-for-global-impact/

3.Research Impact: https://www.auckland.ac.nz/en/arts/our-research/research-impact.html

4. University improves international impact ranking. https://www.auckland.ac.nz/en/about-us/about-the-university/the-university/sustainability-and-environment/university-of-auckland-times-higher-education-global-university-impact-ranking.html

 



[1] https://www.timeshighereducation.com/world-university-rankings/impact-rankings-2021-methodology

[2] https://www.timeshighereducation.com/how-participate-times-higher-education-rankings

[3] https://www.chula.ac.th/en/news/47007/ (truy cập ngày 08/03/2022)

Các tin / bài viết cùng loại:
© 2018 Trung Tâm Khảo Thí và Đánh Giá Chất Lượng Đào Tạo - ĐHQG TP.HCM.
Powered by Web7Màu.

Địa chỉ: Phòng 403, Nhà điều hành ĐHQG-HCM, Khu phố 6, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
Điện thoại: 08.3724.2181, Số nội bộ: 1415 - Fax: 08.3724.2162
Email: ttkt@vnuhcm.edu.vn
 
Smartit Web7Mau - Website: www.web7mau.com - Email: developers.web7mau@gmail.com
Core Version: 1.6.6.0